Banner here
Hotline here
  • Slideshow ảnh chính
  • Slideshow ảnh chính
  • Slide ảnh chính
  • Slide ảnh chính
  • Slide ảnh chính
  • Slide ảnh chính
HIỆU QUẢ - CẢM THÔNG - CẢI TIẾN LIÊN TỤC

icon HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Khoa Cấp cứu: 0623 883 115

icon ĐĂNG NHẬP THÀNH VIÊN

Người dùng:
Mật khẩu:

icon VIDEO GIỚI THIỆU

icon LIÊN KẾT WEBSITE

SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI

icon THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang trực tuyến: 2
Lượt truy cập: 725028

Thông tin thuốc cho Điều dưỡng Quý II/2015

Ngày tạo : 9/11/2015    Lượt xem : 3523

HƯỚNG DẪN CÁCH PHA MỘT SỐ THUỐC KHÁNG SINH

Kính gửi:  CÁC KHOA LÂM SÀNG;

   02 PHÒNG KHÁM ĐKKV

  PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG.

             Khoa Dược hướng dẫn về cách pha một số kháng sinh từ thuốc bột pha tiêm như sau:

1.      Cefotaxim 1g

Cách pha

Bảo quản thuốc

sau khi pha loãng

Chú ý

1. Tiêm tĩnh mạch: pha với 10ml nước cất pha tiêm vô khuẩn.

2. Tiêm bắp: pha với 5ml nước cất pha tiêm.

 

- Các dung dịch Cefotaxim đã pha để tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp vẫn giữ được tác dụng sau 24h nếu bảo quản ở nhiệt độ < 22oC, trong 10 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh (< 5oC) và trong vòng 12 – 13 tuần nếu để đông lạnh.

- Dung dịch Cefotaxim đã pha để truyền tĩnh mạch vẫn giữ nguyên hiệu lực trong vòng 24 giờ nếu để ở nhiệt độ < 22oC, trong vòng 5 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh.

 

- Bệnh viện đang sử dụng Cefotaxim 1g (Cefabact).

- Cefotaxim không tương hợp với các dung dịch kiềm như dung dịch Natri bicarbonat.

- Không được trộn lẫn Cefotaxim với các kháng sinh khác trong cùng một bơm tiêm hay cùng một bộ dụng cụ truyền tĩnh mạch.

2.      Ampicillin 1g

Cách pha

Bảo quản thuốc

sau khi pha loãng

Chú ý

1. Tiêm bắp: hòa tan 1g Ampicillin với 5 ml nước cất pha tiêm.

2. Tiêm tĩnh mạch: hòa tan Ampicillin 1g với 5 – 10 ml nước cất pha tiêm.

 

 

 

-  Dung dịch tiêm Ampicillin phải tiêm ngay lập tức sau khi pha và không được để đóng băng.

 

- Bệnh viện đang sử dụng Ampicillin 1g.

-   Do tương kị, không nên pha trộn Ampicilin trong cùng 1 vật chứa với Aminoglycosid, các Tetracyclin, các loại kháng sinh khác bao gồm Amphotericin, Clindamycin phosphat, Erythromycin lactobionat, Lincomycin hydroclorid, Metronidazol và Polymycin B sulfat.

 

3.      Imipenem 500mg + Cilastatin 500mg  

Cách pha

Bảo quản thuốc

sau khi pha loãng

Chú ý

* Phải pha lượng thuốc trong lọ với 100ml dịch truyền.

1. Dùng bơm tiêm tự động:

  Cho 10ml dung dịch tiêm truyền vào lọ thuốc, lắc kĩ và lấy 5ml hỗn dịch thu được cho vào bơm tiêm điện. Bổ sung 45ml dịch truyền cho vừa đủ 50ml, lắc kĩ hỗn hợp để thu được dung dịch trong suốt.

  Thời gian tiêm truyền từ 10 – 15 phút. Sau khi tiêm truyền xong 50ml dung dịch trên, tiếp tục thực hiện tương tự như trên với 5ml hỗn dịch còn trong lọ.

2. Pha trong chai dịch truyền

   Xả bỏ 400 ml dịch truyền. Lấy 10ml dung môi (từ 100ml dung dịch tiêm truyền) cho vào lọ thuốc, lắc kĩ và chuyển toàn bộ hỗn dịch trên vào 90 ml dung dịch truyền còn lại. Lấy ra 10ml tráng lại lọ thuốc để đảm bảo đưa toàn bộ thuốc vào chai dịch tiêm truyền, lắc kĩ hỗn hợp đến khi thu được dung dịch trong suốt. Thời gian tiêm truyền từ 20 – 30 phút.

* Dung dịch để pha thuốc: NaCl 0,9%, Dextrose 5%.

- Thời gian sử dụng phụ thuộc vào nhiệt độ bảo quản dung dịch đã pha loãng: dung dịch sẽ duy trì hiệu lực mong muốn trong 3 giờ ở nhiệt độ phòng và 24 giờ ở trong tủ lạnh (2 – 8oC).  Dung dịch Raxadin không nên đông lạnh.

- Bệnh viện đang sử dụng Imipenem 500 mg + Cilastatin 500 mg (Raxadin).

- Raxadin không tương thích với lactat và không nên pha trong dung dịch pha loãng có chứa lactat.

- Tiêm truyền liều 250 – 500 mg trong 20 – 30 phút, tiêm truyền liều 1 g trong 40 – 60 phút.

- Chú ý hỗn dịch (thuốc được pha loãng trong lọ) không được tiêm trực tiếp.

 

4.      Ceftriaxon 1000mg

Cách pha

Bảo quản thuốc

sau khi pha loãng

Chú ý

  1. Tiêm tĩnh mạch: hòa tan 1g Ceftriaxon trong 10ml nước cất vô khuẩn.

 2. Thời gian tiêm từ 2 – 4 phút. Tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua dây truyền dung dịch.

 

   Nên dùng dung dịch mới pha. Độ bền của dung dịch thuốc phụ thuộc vào nồng độ thuốc, dung môi pha và nhiệt độ bảo quản.

 

- Bệnh viện đang sử dụng Ceftriaxon 1000mg.

-  Nếu tiêm qua dây truyền thì cần tráng rửa cẩn thận bằng nước muối NaCl 0,9% giữa các lần tiêm Ceftriaxon và các thuốc khác như Vancomycin để tránh tạo tủa. 

- Ceftriaxon không được pha với các dung dịch có chứa Calci và không được pha lẫn với các Aminoglycosid, Amsacrin, Vancomycin hoặc Fluconazol.

 

5.     Vancomycin 500mg

Cách pha

Bảo quản thuốc

sau khi pha loãng

Chú ý

  * Phải pha lượng thuốc trong lọ với 100 ml dung môi.

1. Dùng bơm tiêm tự động:

  Cho 10ml dung dịch tiêm truyền vào lọ thuốc, lắc kĩ và lấy 5ml dung dịch thu được cho vào bơm tiêm điện. Bổ sung 45ml dịch truyền cho vừa đủ 50ml, lắc kĩ hỗn hợp để thu được dung dịch trong suốt.

  Thời gian tiêm truyền khoảng 30 phút. Sau khi tiêm truyền xong 50ml dung dịch trên, tiếp tục thực hiện tương tự như trên với 5ml dung dịch còn trong lọ.

2. Pha trong chai dịch truyền

   Xả bỏ 400 ml dịch truyền. Lấy 10ml dung môi (từ 100ml dung dịch tiêm truyền) cho vào lọ thuốc, lắc kĩ và chuyển toàn bộ hỗn dịch trên vào 90 ml dung dịch truyền còn lại. Lấy ra 10ml tráng lại lọ thuốc để đảm bảo đưa toàn bộ thuốc vào chai dịch tiêm truyền, lắc kĩ hỗn hợp đến khi thu được dung dịch trong suốt. Thời gian tiêm truyền từ 20 – 30 phút

* Dung dịch để pha thuốc: NaCl 0,9 % hoặc Ringer lactat hoặc Ringer lactat và Dextrose 5%.

 

- Vancomycin pha loãng với dung dịch Dextrose 5% hoặc NaCl 0,9%, có thể bền vững 14 ngày nếu để trong tủ lạnh; hoặc với dung dịch tiêm truyền Ringer lactat, hoặc Ringer lactat và Dextrose 5%, có thể bền vững trong 96 giờ nếu để trong tủ lạnh.

-  Bệnh viện đang sử dụng Vancomycin 500mg

 

Thông tin về thuốc CONCHICIN (ngày đăng 09/08/16)

Thông tin về thuốc CONCHICIN (ngày đăng 09/08/16)...

Tương hợp và tương kỵ giữa kháng sinh và dịch truyền (ngày đăng 05/08/16)

Tương hợp và tương kỵ giữa kháng sinh và dịch truyền (ngày đăng 05/08/16)...

Thông tin liên quan đến tính an toàn của một số loại thuốc (ngày đăng 02/08/16)

Thông tin liên quan đến tính an toàn của một số loại thuốc (ngày đăng 02/08/16)...

Thông tin thuốc quý 2/2016

Thông tin thuốc quý 2/2016...

Thông tin thuốc Quý 2/2016 (ngày đăng 18/05/16)

Thông tin thuốc Quý 2/2016 (ngày đăng 18/05/16)...

Thông tin thuốc cho Điều Dưỡng

Thông tin thuốc cho Điều Dưỡng...

Thông tin thuốc - Quý I/2016

Thông báo v/v thuốc giả và thuốc bị đình chỉ lưu hành ...

Một số vấn đề liên quan đến thuốc có dạng bào chế đặt biệt ngày 20/01/2016

Một số vấn đề liên quan đến thuốc có dạng bào chế đặt biệt...

Danh mục các thuốc phải hội chẩn trước khi sử dụng ngày 21/12/2015

Danh mục các thuốc phải hội chẩn trước khi sử dụng ...

Thông tin thuốc quý IV/2015

Thông tin thuốc giả, đình chỉ lưu hành thuốc không đạt chất lượng...

icon HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Top