Banner here
Hotline here
  • Slideshow ảnh chính
  • Slideshow ảnh chính
  • Slide ảnh chính
  • Slide ảnh chính
  • Slide ảnh chính
  • Slide ảnh chính
HIỆU QUẢ - CẢM THÔNG - CẢI TIẾN LIÊN TỤC

icon HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Khoa Cấp cứu: 0623 883 115

icon ĐĂNG NHẬP THÀNH VIÊN

Người dùng:
Mật khẩu:

icon VIDEO GIỚI THIỆU

icon LIÊN KẾT WEBSITE

SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI

icon THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang trực tuyến: 5
Lượt truy cập: 724832

Chăm Sóc Trẻ Bị Tiêu Chảy Cấp

Ngày tạo : 8/13/2015    Lượt xem : 1609

    1. Định nghĩa:

 

- Tiêu chảy cấp là đi cầu phân lỏng toé nước từ 3 lần trở lên/24 giờ và dưới 14 ngày.

 

     2. Triệu chứng lâm sàng:

 

          - Đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước ≥ 3lần/ngày (ngoại trừ sơ sinh).

 

        - Tiêu phân lỏng: xảy ra đột ngột, phân nhiều nước mùi chua hoặc tanh nồng, thối khẳn.

 

          - Nôn: thường xuất hiện trước khi tiêu phân lỏng.

 

          - Chán ăn.

 

          - Có thể có chướng bụng.

 

          - Dấu hiệu mất nước.

 

3. Đánh giá và phân loại lâm sàng tiêu chảy mất nước:

 

ĐÁNH GIÁ

PHÂN LOẠI

Khi có hai trong các dấu hiệu sau:

 

-         Li bì hay khó đánh thức

 

-         Mắt trũng

 

-         Không uống được hay uống kém

 

-         Nếp véo da mất rất chậm (>2 giây)

 

MẤT NƯỚC NẶNG

Khi có hai trong các dấu hiệu sau:

 

-         Vật vã, kích thích.

 

-         Mắt trũng.

 

-         Uống nước háo hức, khát.

 

-         Nếp véo da mất chậm.

 

CÓ MẤT NƯỚC

Không đủ các dấu hiệu để phân loại có mất nước hoặc mất nước nặng

 

KHÔNG MẤT NƯỚC

 

 

4. Chăm sóc

 

5.1. Nhận định

 

Quan sát và hỏi bệnh:

 

-          Quan sát tình trạng chung.

 

-          Đánh giá mất nước.

 

-          Hỏi bệnh sử.

 

-          Có ăn các thức ăn mới, lạ không? Ăn thức ăn nhiễm khuẩn?

 

-          Tiền sử dị ứng với loại thức ăn nào?

 

 

-          Tiếp xúc với người bị tiêu chảy?

 

-         Tuổi của trẻ liên quan tới tác nhân gây bệnh. Chẳng hạn như trẻ còn bú có thể bị tiêu chảy do không dung nạp hoặc dị ứng với sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò.

 

-         Quan sát tính chất phân, số lượng phân giúp hướng tới một số nguyên nhân nhiễm khuẩn, chẳng hạn như phân có máu, nhầy thường gặp trong lỵ trực trùng, phân nước màu trắng đục thường do Rotavirus.

 

-          Các triệu chứng kèm theo cũng gợi ý nguyên nhân. Chẳn hạn như trong lỵ trực trùng thường có sốt, trong lỵ amip thường không có sốt, nôn thường hay có trong tiêu chảy do Rotavirus hoặc tả.

 

-         Đánh giá mất nước là một yếu tố quan trọng nhất và không thể thiếu được trong tiêu chảy.

 

-          Xác định yếu tố nguy cơ.

 

-          Xác định nguyên nhân.

 

·       Cách pha ORS: 1 gói ORS + 200ml nước chín.

 

+ Người pha rửa tay.

 

+ Lường 200ml nước đổ vào bình.

 

+ Sau đó kiểm tra bột trong gói ORS: nếu thấy bột trắng mịn, khô là tốt, nếu bột ướt vàng hoặc có cục thì nên đổi lại lấy gói ORS khác, đồng thời xem hạn sử dụng gói ORS.

 

+ Đổ hết bột trong gói ORS vào bình nước trên, dùng thìa khấy đều cho tan hết.

 

-          Cho trẻ uống ORS thường xuyên, từng ít một ngay cả khi trẻ có nôn.

 

                        + Trẻ < 2 tuổi : 50 – 100 ml sau mỗi lần đi tiêu.

 

                        +  Trẻ > 2 tuổi : 100 – 200 ml sau mỗi lần đi tiêu.

 

-    Có thể cho trẻ uống nước gạo rang, nước cháo muối, nước dừa, uống theo nhu cầu của trẻ.

 

-           Truyền dịch và theo dõi truyền dịch theo y lệnh.

 

-          Cho trẻ ăn ngay sau khi bù dịch đủ nếu trẻ ăn được giúp giảm số lần đi tiêu, trẻ mau khỏi bệnh và phòng được suy dinh dưỡng.

 

-           Tiếp tục bú sữa mẹ hoặc sữa bột .

 

-          Ghi chép đầy đủ lượng dịch ăn, uống, số lần đi ngoài và lượng phân, số lần đi tiểu và lượng nước để đánh giá hiệu quả của các biện pháp chăm sóc.

 

-          Không để trẻ uống nước hoa quả đóng chai sẵn hoặc các nước ngọt có đường khác vì có thể làm tăng tiêu chảy do thẩm thấu.

 

     - Theo dõi:

 

          + Tình trạng mất nước.

 

          + Lượng dịch trẻ uống được.

 

          + Số lần đi tiểu.

 

          + Số lượng, màu sắc, tính chất phân.

 

        

5.3.2. Đảm bảo dinh dưỡng

 

-         Ăn lỏng, dể tiêu, giàu dinh dưỡng, vitamin, đủ đạm để phòng tiêu chảy kéo dài.

 

-          Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày.

 

-          Hướng dẫn gia đình chế biến và cho ăn thức ăn phù hợp.

 

5.3.3. Phòng ngừa lây lan

 

-          Quản lý, đổ phân đúng quy định.

 

-          Giặt, khử khuẩn các loại drap, đồ vải v.v… đúng quy định.

 

-          Điều dưỡng rửa tay cẩn thận để chống lây nhiễm sang trẻ khác.

 

-          Đóng bỉm, tả lót loại thấm tốt để tránh rơi vãi phân ra bệnh phòng.

 

-          Không để trẻ chơi sờ tay vào các nơi bẩn hoặc đồ chơi đã bị bẩn.

 

-          Dạy trẻ các biện pháp phòng chống tiêu chay như: rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi ngoài.

 

-         Hướng dẫn gia đình và người đến thăm các biện pháp phòng chống lây lan trong đó đặc biệt là rửa tay.

 

6. Phòng bệnh và giáo dục sức khỏe

 

6.1. Giáo dục kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ

 

-          Sữa mẹ là thức ăn an toàn và tốt nhất cho trẻ em.

 

-          Sữa mẹ đảm bảo vệ sinh, tiết kiệm.

 

-         Sữa mẹ chứa các thành phần miễn dịch bảo vệ cho trẻ khỏi mắc các bệnh nhiễm trùng.

 

-          Sữa mẹ luôn thích hợp với trẻ, dể tiêu hóa và hấp thu.

 

-         Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo, đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và nước đáp ứng nhu cầu bình thường của trẻ trong 4 – 6 tháng đầu.

 

-          Những trẻ bú mẹ thường không bị bệnh dị ứng và dung nạp sữa tốt.

 

-          Cho con bú mẹ sớm làm tăng tình cảm mẹ con.

 

-        Cần nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 – 6 tháng đầu, khi trẻ > 4 – 6 tháng cho trẻ ăn thêm ô vuông thức ăn.

 

6.2. Thay đổi thói quen ăn dặm

 

-            Giúp trẻ quen dần với chế độ ăn như người lớn.

 

-        Cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng, thức ăn chế biến phù hợp, đủ dinh dưỡng.

 

6.3. Giáo dục kiến thức vệ sinh môi trường

 

-          Cung cấp đầy đủ nước sạch.

 

-          Thực phẩm an toàn.

 

-          Rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi ngoài hoặc tay dơ.

 

-          Sử dụng hố xí an toàn, xử lý phân đúng cách.

 

 

 

 

 

 

 

NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO VI KHUẨN SALMONELLA

NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO VI KHUẨN SALMONELLA...

SƠ CỨU CHẢY MÁU MŨI ĐÚNG CÁCH TỪ CHUYÊN GIA TAI MŨI HỌNG

SƠ CỨU CHẢY MÁU MŨI ĐÚNG CÁCH TỪ CHUYÊN GIA TAI MŨI HỌNG ...

ĐÔI NÉT CẦN BIẾT VỀ BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG

ĐÔI NÉT CẦN BIẾT VỀ BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG...

Đợt cấp COPD Vai Trò Nhiễm Trùng Và Điều Trị Kháng Sinh

Đợt cấp COPD Vai Trò Nhiễm Trùng Và Điều Trị Kháng Sinh...

BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ: NGUYÊN NHÂN, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ: NGUYÊN NHÂN, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA...

PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE MỘT HƯỚNG ĐI MỚI NHIỀU TRIỂN VỌNG

PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE MỘT HƯỚNG ĐI MỚI NHIỀU TRIỂN VỌNG ...

Cách ổn định đường huyết cho người bệnh đái tháo đường

ổn định đường huyết cho người bệnh đái tháo đường...

Chương trình quản lý sử dụng kháng sinh

Chương trình quản lý sử dụng kháng sinh...

NGỘ ĐỘC BOTULINUM

NGỘ ĐỘC BOTULINUM...

BỆNH DẠI, XIN ĐỪNG CHỦ QUAN !

suy nghĩ chủ quan của người dân trong phòng ngừa căn bệnh này...

icon HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Top